10 ý kiến giữ nước của một người Việt hải ngoại
09:25:am 08/08/12
Tác giả: Nhất Hướng
“Đi với Tàu mất nước, đi với Mỹ mất đảng” quí vị đã chọn con đường đi với Tàu, đã dâng cho Tàu khoảng 1.000 cây số vuông đất biên giới, hơn 20.000 cây số vuông vùng biển vịnh Bắc Bộ, đảo Hoàng Sa và một phần của đảo Trường Sa v.v… Quí vị đã quên 2 điều :
1.- Lòng tham con người vô đáy.
2.- Nước mất thì nhà tan.
Đến giờ phút này quí vị mới bắt đầu hiểu được điều thứ nhất khi bọn Tàu Cộng vẫn chưa thỏa mãn những gì quí vị hiến dâng mà còn tham lam muốn chiếm hết cả Biển Đông nhưng quí vị chưa hiểu được điều thứ 2 vì chưa từng nếm qua như chúng tôi, những người lính Miền Nam Việt Nam, đã cay đắng bao phen với nỗi niềm mất nước.
Nay chúng tôi tuổi đã già đang sống bình yên và tìm vui bên nhau với tình huynh đệ chi binh ở tận trời Tây với tấm lòng không hề hổ thẹn với non sông và con cháu, con cái chúng tôi đã hội nhập và thành danh trên miền đất lạ, chỉ có những kẻ vô ý thức trong chúng tôi mới mong áo ấm về làng hay lom khom bên cạnh quí vị để được ngồi hưởng những bữa ăn thịnh soạn bên những cặp mắt thèm thuồng của bà con lối xóm hay của đám ăn mày rách rưới vây quanh.
Quê hương Việt Nam đã xa vời vợi từ địa lý lẫn trong tâm hồn, người dân Việt Nam cũng không còn cùng chung nhịp đập với kẻ tha hương hàng chục năm và lẽ dĩ nhiên quí vị chỉ còn là những tên bán nước hèn với giặc ác với dân trong con mắt của những kẻ già xa xứ. Nhưng chúng tôi vẫn muốn có vài hàng để nói lên vài ý kiến trước tình hình đất nước lâm nguy vì không muốn 80 triệu dân Việt Nam đi vào con đường đau đớn mà quí vị đã từng dẫn chúng tôi đi qua, con đường nô lệ và mất nước.
Sau khi đi với Tàu không được tôi lại thấy quí vị đang muốn đi theo Mỹ hay dựa vào Mỹ để chống lại Tàu. Hành động này của quí vị là một hành động ngây thơ trong một thời gian ngắn vì thế chiến lược vì mưu mô thủ đoạn và quyền lợi của Mỹ và Tàu quí vị có thể đưa đất nước thêm một lần nữa vào vòng bi thảm. Không cần phân tích và giải thích nhiều quí vị cũng sẽ biết rằng chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ đem tài sản và xương máu dân Mỹ tham chiến để bảo vệ một nước cộng sản. Trái lại, họ còn mong hai nước cộng sản đánh nhau để Tàu Cộng sa lầy và họ hưởng lợi nhờ bán vũ khí cho một vùng Đông Nam Á đầy lo sợ.
Việc Tàu Cộng hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, kêu gọi đấu thầu trong vùng lãnh hải của Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh cá, tung hàng chục ngàn tàu đánh bắt cá trên biển đông, lập thành phố Tam Sa, đồn trú quân trên các đảo chiếm đóng v.v… là những việc đã được tính trước để thực hiện hai nước cờ :
Nước cờ thứ nhất : Tìm cho ra những tên có tư tưởng chống Tàu trong quí vị để thanh lọc thêm, biến bộ chính trị đảng cộng sản thành một ổ tình báo toàn rặt người của Tàu Cộng, dùng ổ tình báo ấy cai trị nước Việt Nam.
Nước cờ thứ hai : Thực hiện chiến thuật tằm ăn dâu, từng bước chiếm biển, chiếm đất chiếm nước và tròng vòng nô lệ vào đầu dân Việt.
Tôi không bàn về nước cờ thứ nhất, dẫu có bàn cũng không thành công vì nước cờ này là nước cờ của quí vị tự xử với nhau. Tôi nghĩ quí vị cũng đã biết nước cờ này rồi nên chẳng có vị nào dám lên tiếng chống Tàu Cộng trước sự hung hăng quá lố của chúng. Tôi chỉ xin có ý kiến với một vài người còn yêu nước trong quí vị về nước cờ thứ 2 vì khi đối phó với nước cờ này phải chọn một con đường đúng đắn đề đi với nhiều chuẩn bị và nếu cần phải giải quyết bằng một cuộc chiến.
Thế thì con đường mà quí vị cần phải chọn để đi cho đất nước qua cơn lâm nguy là con đường như thế nào ? theo tôi, quí vị nên chọn con đường đi cùng dân tộc Việt Nam và sử dụng nội lực của toàn dân để chuẩn bị chiến tranh nếu không tránh được.Đó là con đường duy nhất trong tình thế hiện nay vừa cứu được đất nước ra khỏi bàn tay bá quyền tham lam của Tàu Cộng vừa tạo cho quí vị may ra có thể tồn tại trước cao trào cách mạng dân chủ Hoa Lài đang diễn ra trên toàn thế giới.
Muốn đi theo con đường cùng dân tôc Việt Nam quí vị cần thực hiện những điều sau :
1.- Lặng lẽ hủy những cuộc họp giao ban giữa ban văn hóa tư tưởng và báo chí hàng tuần:
Hành động này có nghĩa là bước đầu trả tự do thông tin cho người dân, dùng tiếng nói của dân để mở mặt trận truyền thông vạch mặt chỉ tên bọn nội tuyến cho Tàu Cộng trong quí vị và phổ biến cho bọn Tàu Cộng biết lòng yêu nước và sẵn sàng chiến đấu chống quân ngoại xâm của dân Việt.
Thế giới tư bản sử dụng hai đòn bẩy để đốc thúc nền kinh tế. Đó là nhà băng để tạo vốn cho người đầu tư và thị trường chứng khoán để tập trung vốn cho người đầu tư. Nguyên tắc căn bản để cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả là cần tự do thông tin. Chỉ vì lo sợ người dân biết được những lừa phỉnh về chính trị mà quí vị đã độc quyển thông tin gây nên cảnh 1.000 tấn vàng, vốn đầu tư của quốc gia, được người dân đem dấu trong các vách nhà vì không tin tưởng quí vị và đất nước Việt Nam thuộc loại nghèo nhất thế giới. Kinh tế không phát triển thì quí vị lấy tiền ở đâu để mua vũ khí bảo vệ tổ quốc?
2.- Ôm gói nhân quyền lobby quốc hội và chính phủ Mỹ:
Lobby có nghĩa là vận động hành lang trong chính trị, một hoạt động thông thường trong tiến trình chính trị tại các nước tư bản. Gói nhân quyền bao gồm các quyền của con người mà quí vị đã hạ bút ký tại Liên Hiệp Quốc, các điều luật mà quí vị tự đặt ra như điều 4 hiến pháp, điều luật 79, điều luật 88 v.v…trả tự do cho những tù nhân lương tâm, thực thi đa nguyên, đa đảng v.v…
Quí vị không muốn đồng hành cùng dân tộc để cùng chống ngoại xâm thì không có gì để nói nếu quí vị muốn đồng hành cùng dân tộc thì quí vị nên có thành tâm trao trả tự do cho toàn dân và cải tổ chính trị hay nói theo thuật ngữ của người cộng sản là sửa lỗi hệ thống. Trước khi làm việc trên thì quí vị nên ôm gói nhân quyền lobby với quốc hội và chính phủ Mỹ.
Hành động này cốt tạo giới hành pháp và lập pháp Mỹ biết rằng quí vị đang muốn cải tổ chính trị theo hướng dân chủ, đang quay lưng với chủ nghĩa cộng sản lỗi thời, đang muốn trở thành một đồng minh thân thiết với Mỹ trong vành đai ngăn chặn tên bá quyền Tàu Cộng đầy nguy hiểm. Gói nhân quyền là điều kiện cho quí vị thương lượng quốc hội Mỹ hủy bỏ luật cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và cũng là điều kiện để tiến tới một hiệp ước hỗ tương bảo vệ nhau của 2 quốc gia khi bị quốc gia khác xâm phạm và tìm kiếm viện trợ quân sự.
3.- Giăng thiên la địa võng trên đất liền để chuẩn bị chiến tranh.
Người lính Việt Nam và người lính Trung Cộng có nhiều điểm khác nhau rất xa. Một bên can trường xông pha chiến trận đầy kinh nghiệm trong cuộc chiến vừa qua. Một bên vào lính để kiếm ăn, sống trong thanh bình một thời gian dài, thiếu kinh nghiệm và hèn nhát ( 5.000 người lính Tàu bị 100 tên lính Nhật dẫn đi giết mà chẳng có người lính nào dám chạy trốn ). Nên khi đụng trận phần thắng nghiêng về Việt Nam nhiều hơn, qua lịch sử cũng như hiện nay. Quân Tàu luôn luôn luôn ở trong thế thượng phong hùng mạnh khi ban đầu nhưng kết cục là những thảm bại trước tài điều binh khéo léo của người Việt.
Chiến tranh Việt Nam vừa qua là trận chiến với vũ khí hiện đại, đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quí giá cho việc giữ nước trong đó có 2 hai trận đánh mà chúng ta cần phải nghiên cứu sâu để rút những kinh nghiệm khi phòng thủ mặt trận phía bắc nếu bị quân Trung Cộng tấn công. Đó là trận đánh Đồi Thịt Băm (Hamburger Hill ) hay là cao điểm 937 ở thung lũng A Shau, Thừa Thiên và trận đánh Hạ Lào.
Trận đánh Đồi Thịt Băm cho chúng ta biết chiến thuật Chốt Kiềng phối hợp với lực hỗ trợ di động là một chiến thuật phòng thủ tốt có thể sử dụng một lực lượng nhỏ chận đứng được sự tấn công của một lực lượng lớn dù lực lượng tấn công có hỏa lực hùng hậu như Mỹ.
Trận đánh Hạ Lào cho chúng ta biết không nên lập những căn cứ to lớn để chặn đường tiến quân của đối phương vì với hỏa lực của chiến tranh hiện nay thì những căn cứ càng to càng dễ bị nghiền nát.
Chiến thuật Chốt Kiềng thường chọn ở vị trí cao để dễ bề ngăn chặn bộ binh tiến công nhưng lại ở vị trí không thể cản được chiến xa nên phải hỗ trợ thêm chiến thuật Mạng Nhện để thiết lập những Chốt Kiềng bí mật khác dưới lòng đất để chống chiến xa và tấn công bọc hậu hỗ trợ.
Địa lý phía bắc nước ta là một vùng đất dễ phòng thủ nếu được nghiên cứu địa thế để lập những vị trí phòng thủ trước thì việc chặn đứng quân Tàu không khó hay ít nhất cũng kéo dài được thời gian và càng kéo dài thời gian thì càng dễ dành được chiến thắng. Giăng thiên la địa võng ở phía bắc để chờ đón quân xâm lăng Tàu là một việc quan trọng hàng đầu của quốc gia, kẻ nào chống lại thì cần trãm trước tấu sau vì nó chính hiệu là tên tình báo của Trung Cộng gài trong bộ chính trị.
Trong thời gian gần đây Tàu cộng đã chuyển hàng ngàn chiến xa áp sát biên giới phía bắc, đã dùng tiền mua đứt được Kampuchia nên chuyện mượn đường đổ quân vào Kampuchia để đánh vào phía nam và tây nguyên nước ta chỉ là thời gian, do đó chúng ta cũng cần giăng thiên la địa võng phía nam và tây nguyên và cũng cần bàn thảo ký với khối Asean một hiệp ước hỗ tương không cho nước khác mượn đường tấn công vào một nước của Asean với các biện pháp chế tài hữu hiệu khi hiệp ước bị xâm phạm.
4.- Thanh Toán Những Đóa Hoa Nở Trong Lòng:
Khi quân Tàu mở mặt trận 3 mặt giáp công (mặt trận phía bắc. mắt trận phía nam và tây nguyên, đổ bộ bằng đường biển ) mà lại có những đóa hoa nở trong lòng đất chúng ta thì phần chiến thắng nghiêng về phía quân Tàu nhiều hơn. Quí vị cần phải bạch hóa tất cả những hồ sơ liên quan đến những đóa hoa nở trong lòng như Bauxite Tây Nguyên, Thuê Đất Thượng Nguồn v.v.. để dẹp trước những đóa hoa đó. Tự Do Ngôn Luận và Lòng Yêu Nước của dân Việt Nam sẽ vạch mặt chỉ tên giùm quí vị những tên tình báo của Trung Cộng đang gài trong bộ chính trị. Các cơ quan tình báo cũng cần hoạt động mạnh ở 2 nước Lào và Kampuchia để đối phó với việc chuyển quân bí mật của Tàu trong 2 nước đó.
5.- Thành Lập Các Tiểu Đoàn Tác Chiến Cơ Động Để Đối Phó Với Mặt Trận Đổ Bộ Đường Biển.
Trong thời gian vừa qua truyền thông Tàu cộng thường rêu rao kế hoạch đổ bộ Thanh Hóa để chia Việt Nam ra làm 2 cho dễ dàng dành chiến thắng trên bộ. Chúng rêu rao chỉ cần đánh 31 ngày là chiếm xong Việt Nam để hù dọa. Ý kiến này không thực tế thiếu kiến thức quân sự hay cố đánh lừa Việt Nam trải rộng quân ở những nơi không cần thiết vì hải quân Trung Cộng chưa đủ khả năng đổ bộ vào đường biển và việc đưa quân qua sông qua biển là một việc làm mà các vị chỉ huy quân sự luôn luôn tránh thực hiện, nhưng để bảo vệ vùng biển dài của mình Việt Nam cần trang bị nhiều tiểu đoàn tác chiến cơ động dọc theo bờ biển để nhanh chóng ứng phó. Ngoài những vũ khí hiện đại như tên lửa phòng thủ bờ biển thì cuối cùng bộ binh vẫn là yếu tố chính để quyết định chiến trường.
6.- Trang bị thêm tiểu đỉnh cho hải quân và máy bay tiêm kích cho không quân để chờ đợi trận chiến ở Biển Đông.
Chiếm Biển Đông bằng bạo lực là điều ngu dại nhất của Tàu Cộng nhưng cũng có thể xảy ra vì chúng cần phải thực hiện chiến tranh để hướng nhân dân vào một mục tiêu khác và tạo điều kiện cho đảng cọng sản Trung Quốc tồn tại vững vàng. Hồ Cẩm Đào nói còn quá sớm để đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo ở hội nghị Asean tại Nam Vang là chờ cuộc huấn luyện không quân chúng bay lên hạ xuống chiếc hàng không mẫu hạm cũ kỹ sửa lại thành công xong rồi chúng sẽ đưa toàn bộ hải quân diễu võ giương oai trên Biển Đông để thực hiện chiến thuật tằm ăn dâu trên biển lấn chiếm từ từ từng hải đảo rồi dừng lại, rồi lấn chiếm từ từ cho đến toàn bộ Biển Đông.
Chiến tranh qui ước trên Biển Đông xảy ra thì Tàu Cộng nắm chắc phần thất bại vì chiếm được đảo nhưng không giữ được đảo do tất cả các đảo đều nằm trong tầm kiểm soát của không quân Việt Nam (xem nhận định của các báo ở Hồng Kông ). Chỉ cần không quân oanh tạc hải quân trên các tiểu đỉnh đổ bộ là việc lấy lại các đảo không khó khăn. Trận chiến trên Biển Đông xảy ra là một cơ hội tốt cho Việt Nam dành lại những phần đất và biển đảo đã mất. Việt Nam đã phối hợp với Phi Luật Tân để cùng hoạt động về hải quân trên Biển Đông nhưng cũng cần liên hệ phối hợp thêm về không quân để làm chủ vùng biển nằm trong tầm hoạt động của không quân. Cần hung dữ và chiếm lại khi bị mất một đảo, nếu không chiếm lại được đảo đã mất thì sẽ mất toàn bộ Biển Đông. Tên nào ngăn cản thì chính là tên tình báo Tàu nằm trong bộ chính trị.
7.- Malacca là tử huyệt của Trung Cộng.
Tử huyệt của Trung Cộng không nằm trên Việt Nam và Biển Đông mà nằm tại eo biển Malacca, dài 500 miles hẹp nhất là 1.5 mile, nơi cứ 2 chiếc tàu đi qua có 1 chiếc là của Trung Cộng. Một cuộc thương lượng công khai cần phải có giữa các nước Asean hoặc giữa Việt Nam và 3 nước đang kiểm soát eo biển Malacca là Mã Lai, Nam Dương và Singapore vì 3 nước này cũng đang có những quyền lợi trên Biển Đông mà Trung Cộng đang rắp tâm cưỡng đoạt nên một hiệp ước hỗ tương bảo vệ nhau và nếu cần thì sẽ đóng eo biển Malacca đối với nước nào tấn công 1 nước của Asean cần được hình thành để răn đe và đối phó chiến thuật chia rẽ Asean để cai trị của Trung Cộng. Chúng đang đem tiền mua chuộc Nam Dương và Campuchia nhưng chỉ cần 1 trong 3 nước đang kiểm soát eo biển Malacca ký thỏa ước với Việt Nam thì Trung Cộng phải dừng tay. Các bạn nghĩ thế nào khi chiến tranh trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Cộng xãy ra mà các tàu nhiên liệu và thực phẩm của Trung Cộng không đi qua được eo biển Malacca nên càng kéo dài chiến tranh thì Trung Cộng càng đi vào con đường chiến bại vì cả nước Trung Cộng đói rã người không có thực phẩm, dầu chạy xe chạy máy.
8.- Bí mật lên kế hoạch đánh chiếm Quảng Đông.
Tàu Cộng là một tên khổng lồ to xác tham ăn nhưng rất nhiều bệnh. Bốn phía của chúng đều thọ địch. Tây Tạng Tân Cương sẽ nổi lên dành độc lập bất cứ ngày nào. Nội Mông là một lò lửa đang âm ỉ cháy. Hồng Kông và Đài Loan là những ngọn đuốc tự do trong tâm hồn người Tàu. Chiến tranh biên giới với Ấn Độ chưa giải quyết xong. Hố ngăn cách giàu nghèo mỗi ngày mỗi sâu rộng, lòng căm phẫn của dân nghèo đang dâng cao… Đập Tam Hiệp sắp tan. Kinh tế suy thoái. Thât nghiệp dâng cao. Các công ty sắp phá sản . Bong bong địa ốc sắp vỡ. Cách mạng hoa lài có thể sắp xảy ra v.v…. Nếu cơ may nào đó Tàu Cộng sụp đổ do cách mạng hoa lài hay nội bộ thanh toán nhau thì quí vị cũng nên cùng Tân Cương, Tây Tạng, Ấn Độ, Nội Mông vùng lên đánh chiếm Quảng Đông để thương lượng dành lại những vùng đất vùng biển mà bọn Tàu Cộng đã cướp nên quí vị cũng cần có một kế hoạch trước.
9.- Gởi nhiều phái đoàn kêu gọi hỗ trợ khi có chiến tranh và lo dự trữ lương thực.
Sự trổi dậy của một nước Đại Hán hung hãn là mối lo của toàn thế giới nên sẽ có nhiều nước muốn hỗ trợ Việt Nam để chặn đứng sự bành trướng bá quyền của Tàu Cộng. Nhân cơ hội Tàu Cộng đang leo thang đe dọa lấn chiếm trên Biển Đông, Việt Nam cần gởi nhiều phái đoàn đi dến từng quốc gia như Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn, Ấn Độ, Anh, Pháp v.v… để thương lượng ký những văn bản với các nước hứa thuận hỗ trợ một số lượng quân cụ và lương thực cần thiết trong tương lai khi Việt Nam lâm vào chiến tranh. Số lượng đạt được một ít từ một nước nhưng gom lại thì có thể đủ để tham chiến lâu dài. Song song với việc kêu gọi các nước viện trợ cũng cần tự dự trữ lương thực trước.
10.- Con đường ngắn nhất là con đường Miến Điện đang đi.
Nhưng Việt Nam không thể thực hiện được như Miến Điện là quay lưng ngay tức khắc với tên Đại Hán vì trong quí vị có quá nhiều kẻ nội tuyến của Tàu và nhiều tên thuộc phe bảo thủ. Muốn đi con đường của Miến Điện thì phải thanh toán nội thù bằng đảo chánh nếu không làm được thì làm công khai bằng cách lập hội nghị Diên Hồng để bịt miệng những tên nội tuyến chủ bại. Trước khi làm công khai cũng cần giữ một vùng an toàn để làm căn cứ kêu gọi thực hiện.
Quí vị đừng nghĩ rằng dựa vào Tàu Cộng sẽ được trường cửu, đừng nghĩ rằng càng nhân nhượng thì Tàu Cộng ngừng tay không chiếm nước, đừng nghĩ rằng càng lừa phỉnh càng thanh toán đối lập càng kiềm chế toàn dân tộc thì sẽ được yên ổn đề cướp bóc suốt đời, đừng cho rằng chẳng ai đủ khả năng hỏi tội quí vị khi quí vị đem đất đai tổ tiên dâng cho giặc Tàu để đổi lấy chỗ ngồi cai trị nhân dân.
200 năm trước ông tổ của quí vị là Các Mác đã tiên tri rằng chính phủ cộng sản sẽ tiến tới chính phủ tự tiêu. Điều tiên đoán của y đã xảy ra cho Liên xô và Đông Âu thì lẽ nào không xảy ra cho Tàu Cộng và CS Việt Nam. Khi đó người ngồi xử tội bán nước của quí vị sẽ là những người hiện đang ngồi bên cạnh quí vị.
© Nhất Hướng
© Đàn Chim Việt
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Lá Thư Gửi Anh Việt Khang
Tác giả: Nguyễn Hoàng
Anh Việt Khang mến,
Thuở còn đi học Anh văn, cô giáo tôi thường bắt thuyết trình các đề tài có tính triết lý. Đề tài mà tôi phải làm là “luận anh hùng”.
Thời nay ngưòi ta có vẻ lạm dụng chữ anh hùng này. Bơi lội giỏi cũng làm anh hùng, anh hùng thể thao. Cuốc đất giỏi cũng là anh hùng, anh hùng lao động. Cũng may là chúng ta chưa có anh hùng "hối lộ", nếu không thì các quan nhớn ở VN đã là anh hùng cả rồi.
Vào cái dạo đó, tôi nghĩ "anh hùng" là người làm được chuyện mà người bình thường không dám làm, vì một mục tiêu cao thượng. Ăn cướp, buôn ma túy cũng là làm chuyện người thường không dám làm, nhưng không cao thượng. Như vậy, anh hùng bao gồm hai đặc tính, cao thượng và can đảm. Hôm nay tôi lật tự điển ra xem, không ngờ họ cũng định nghĩa tương tự như vậy.
Có bao nhiêu nhạc sĩ đặt những bài ca cho dân tộc? Không nhiều. Phần lớn là những bài khóc lóc thảm thiết vì tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Cũng đồng thời là cảm xúc, nhưng cái khắc khoải của anh dành cho cả dân tộc. Do đó, hành động của anh là cao thượng.
Trong số những nhạc sĩ đặt những bài nhạc cho dân tộc, có bao nhiều người sáng tác ngay trong lòng địch? Thưa, con số này chỉ đếm được trên đầu ngón tay. So với lão tiền bối Phạm Duy, xin về VN để xênh xang khoác lác, so với lão bà lão ông ca sĩ, xin về VN để kéo vài hơi nhựa cuối đời, thì nhạc phẩm và giọng ca của anh là niềm hãnh diện cho giới theo kiếp đàn ca. Sự can đảm của anh thật tuyệt vời.
Thế nhưng tinh thần đó mà không có tài nghệ này, đặt một bản nhạc mà người ta nghe rồi phải uống thuốc sổ, thì cũng không được. Có được một bản nhạc đi vào lòng hàng triệu triệu người như anh sáng tác thật là hơn hẳn sự bình thường.
Cái phi thường của anh đã được những tên thái thú tham nhũng đáp lại bằng cùm gông.
Phạm Duy, các lão ca nhạc sĩ VN về nước để được hưởng ánh đèn màu của sân khấu.
Còn anh, ngày mai ra tòa, anh sẽ đứng dưới ánh cực quang của hai vầng nhật nguyệt.
Phạm Duy chạy từ Bắc vào Nam, từ Nam sang Mỹ, rồi lại quay về khúm núm trước nhũng tên thái thú hèn hạ, đểu cáng. Thật là đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Còn anh, anh là một cánh hoa nở trong địa ngục.
Ngày mai (30/10/12) anh ra tòa, tôi không cầu chúc cho anh may mắn, bởi vì tôi nghĩ anh không cần cái gọi là sự khoan hồng đạo đức đểu của VC. Điều anh cần là tự do, độc lập cho dân tộc.
Cho nên ngày mai anh ra tòa, trong lòng tôi và hàng triệu người khác sẽ đốt lên một ngọn lửa phản kháng. Ngọn lửa không cháy bằng xăng dầu, bằng hơi đốt, mà cháy bằng dòng máu anh hùng của Việt Khang.
Nguyễn văn Hoàng
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Xin Cám Ơn Cuộc Đời
Hôm nay thứ Năm tuần lễ cuối của tháng 11, là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng
mời quý vị đọc bài viết đặc biệt cho mùa Lễ Tạ Ơn năm nay của tác giả Hoàng
Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là
cư dânWestminster , Orange County .
Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề
"Xin Cám Ơn Cuộc Ðời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường,
bắt đầu từ cái bình thường nhất: "Chỉ với một nụ cười..." Tựa đề mới được
đặt lại theo tinh thần bài viết.
Hôm nay thứ Năm tuần lễ cuối của tháng 11, là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng
mời quý vị đọc bài viết đặc biệt cho mùa Lễ Tạ Ơn năm nay của tác giả Hoàng
Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là
cư dân
"Xin Cám Ơn Cuộc Ðời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường,
bắt đầu từ cái bình thường nhất: "Chỉ với một nụ cười..." Tựa đề mới được
đặt lại theo tinh thần bài viết.
** * * * * * * * * **
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe
nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ
bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng
để người ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa
gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm, và có một buổi tối
quây quần ăn uống với gia đình.
Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ. Tiệm
thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi người làm không nghỉ tay, điện thoại
lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm
ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cười trên môi.
Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ
rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở
tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà
co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà
đến lấy thuốc (bà uống hơn mười mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi
đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng
cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà.
Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn
bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm
(depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung
thư. Mấy người làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà
dưỡng lão.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm trước ngày lễ Thanksgiving năm 1993,
khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp
cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm
thiệp ra đọc liền đi.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:
*Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many
times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy.
You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my
husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I
profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.
Thank you, very much, for your smile... *
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nước mắt.. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình
ướt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ
với một nụ cười, mà tôi đã có thể giúp cho một con người có thêm nghị lực
để sống còn.
Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ
Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc trước khi
đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi
một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm
trước.. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô
đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ
làm tròn ước nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nước mắt ràn rụa của
tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang
giấy:
*My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile...
I love you, my "daughter"... *
Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp tục làm
việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, người "Mẹ American" đã
gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...
Trước mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác,
bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ
thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp
tục làm ở pharmacy đó.
Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của người bệnh nhân
này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ
bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.
** * * * * * * * * **
Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi người
đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho người mình
thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn.. Theo phong tục bao đời nay, thì
trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây
(turkey).
Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm đến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc
để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ
Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những người không nhà. Có đến với những bữa cơm
như thế này, tôi mới thấy thương cho những người dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng
có, Mỹ đen có, người da vàng cũng có, và có cả người Việt Nam mình nữa. Họ
đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều
người không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ đến phiên mình
được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.
Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều người đang cần
những tấm lòng nhân ái của chúng ta....
Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những người mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ
cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời
này mà không từng mang ơn một hay nhiều người khác. Chúng ta được sinh ra
làm người, đã là một ơn sủng của Thượng Ðế. Như tôi đây, có được ngày hôm
nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...
Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp,
hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và
những người đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần
nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù
chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình
thương, là phải được cho đi, và phải được đón nhận, bởi lỡ mai này, những
người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý
nghĩa gì không?
*
Hoàng Thanh *
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe
nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ
bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng
để người ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa
gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm, và có một buổi tối
quây quần ăn uống với gia đình.
Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ. Tiệm
thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi người làm không nghỉ tay, điện thoại
lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm
ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cười trên môi.
Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ
rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở
tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà
co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà
đến lấy thuốc (bà uống hơn mười mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi
đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng
cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà.
Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn
bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm
(depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung
thư. Mấy người làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà
dưỡng lão.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm trước ngày lễ Thanksgiving năm 1993,
khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp
cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm
thiệp ra đọc liền đi.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:
*Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many
times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy.
You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my
husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I
profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.
Thank you, very much, for your smile... *
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nước mắt.. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình
ướt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ
với một nụ cười, mà tôi đã có thể giúp cho một con người có thêm nghị lực
để sống còn.
Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ
Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc trước khi
đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi
một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm
trước.. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô
đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ
làm tròn ước nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nước mắt ràn rụa của
tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang
giấy:
*My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile...
I love you, my "daughter"... *
Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp tục làm
việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, người "Mẹ American" đã
gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...
Trước mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác,
bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ
thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp
tục làm ở pharmacy đó.
Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của người bệnh nhân
này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ
bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.
** * * * * * * * * **
Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi người
đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho người mình
thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn.. Theo phong tục bao đời nay, thì
trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây
(turkey).
Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm đến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc
để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ
Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những người không nhà. Có đến với những bữa cơm
như thế này, tôi mới thấy thương cho những người dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng
có, Mỹ đen có, người da vàng cũng có, và có cả người Việt Nam mình nữa. Họ
đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều
người không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ đến phiên mình
được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.
Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều người đang cần
những tấm lòng nhân ái của chúng ta....
Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những người mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ
cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời
này mà không từng mang ơn một hay nhiều người khác. Chúng ta được sinh ra
làm người, đã là một ơn sủng của Thượng Ðế. Như tôi đây, có được ngày hôm
nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...
Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp,
hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và
những người đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần
nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù
chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình
thương, là phải được cho đi, và phải được đón nhận, bởi lỡ mai này, những
người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý
nghĩa gì không?
*
Hoàng Thanh *
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Người con gái sông Hương
Một thời để yêu
Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm.
Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.
Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc. Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972.
Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.
Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế... và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.
Cô Lan Hương
Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.
Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.
Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.
Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.
Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.
Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.
Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.
Lan Hương với quân phục Thủy Quân Lục Chiến
Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào. Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường.
Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi 1 bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi 1 bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể.
Trong đời chúng tôi, chưa từng dự 1 đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.Họp khóa mùa Xuân
Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của 1 khóa quân trường. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất.
Cô Lan Hương đến dự đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi.
Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều.
Từ Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện và anh Nguyễn của đại đội 5, cho đến các bạn của đại đội 6 như Lại Thọ, Trần quốc Lịch, Lê xuân Ðịnh.
Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến.
Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.
Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.
Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự. Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20.
Giao chỉ, San Jose
Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm.
Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.
Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc. Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972.
Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.
Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế... và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.
Cô Lan Hương
Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.
Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.
Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.
Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.
Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.
Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.
Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.
Lan Hương với quân phục Thủy Quân Lục Chiến
Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào. Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường.
Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ.
Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.
Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email.“Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay.”
Tháng Tư, ngày định mệnh
Tháng Tư, ngày định mệnh
Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại Tổng Tham Mưu.
Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện.
Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân. Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi lại có cả cô em dâu và 1 đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị.
Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu. Có thể về miền Tây, ra Phú quốc, ra Côn sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng. Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn. Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc.
Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sanh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt.
Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích.
Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.Lỡ bước sang ngang
Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.
Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được.
Ai mà có thể quyết định Yes hay No.
Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy làm sao nuôi con thành người . Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ.
Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến.
Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa.
Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.
Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống.
Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt.
Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trong trại tù từ Bắc vào Nam.
Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon.
Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.Anh trở về, dang dở đời em...
Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc.
Tiếp đến cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị. Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua.
Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.Cay đắng nở hoa...
Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền thống hết sức Hoa Kỳ.
Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kong Fu Bruce Lee.
Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.
Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Việt Nam, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay.
Hình 3 người cha của bác sĩ Việt, Cha nuôi, Cha ruột và Cha vợ
Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sanh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay... Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,... và hôm nay, Dr.Việt bỏ người cha Marin Corp Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình...Hình 3 người cha của bác sĩ Việt, Cha nuôi, Cha ruột và Cha vợ
Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi 1 bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi 1 bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể.
Trong đời chúng tôi, chưa từng dự 1 đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.Họp khóa mùa Xuân
Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của 1 khóa quân trường. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất.
Cô Lan Hương đến dự đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi.
Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều.
Từ Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện và anh Nguyễn của đại đội 5, cho đến các bạn của đại đội 6 như Lại Thọ, Trần quốc Lịch, Lê xuân Ðịnh.
Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến.
Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.
Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.
Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự. Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20.
Giao chỉ, San Jose
No comments:
Post a Comment